Hotline
Hotline tư vấn

(中国电话)+8613824290599

Việt Nam (0283) 535 5969

Bánh xe đẩy tải nặng và những lưu ý bạn nên biết

Thứ 5, 27/04/2023

Administrator

1019

Thứ 5, 27/04/2023

Administrator

1019

Bánh xe đẩy tải nặng là gì? Bánh xe đẩy tải nặng khác biệt như thế nào so với các loại bánh xe đẩy khác. Bánh xe đẩy tải nặng và những ứng dụng thiết thực của nó.

Bánh xe đẩy công nghiệp tải nặng không thực sự phổ biến trong đời sống hằng ngày nhưng rất phổ biến và hiệu quả khi sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa tải trọng nặng đặc biệt là trong môi trường nhà máy xí nghiệp và công trường. Vậy điều gì đã giúp bánh xe đẩy tải nặng có ứng dụng tốt như vậy? Hãy cùng Vinadali tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Bánh xe đẩy công nghiệp tải nặng tại Vinadali 

I. Bánh xe đẩy tải nặng là gì ?

Bánh xe đẩy chịu tải nặng là một loại bánh xe đẩy dùng trong công nghiệp có khả năng chịu tải trọng lớn hơn các loại bánh xe đẩy phổ biến khác như bánh xe đẩy tải trung và bánh xe đẩy tải nhẹ. Bánh xe đẩy chịu tải trọng nặng có khả năng chịu được trên 500kg. Có những loại bánh xe siêu tải trọng chịu được tải lên tới 1500 - 2500kg.

Bánh xe đẩy tải nặng hiện nay được chia thành 2 loại chính đó là bánh xe lõi nhựa và bánh xe lõi kim loại. 

Bánh xe đẩy tải nặng có cấu tạo lõi phần bánh làm bằng kim loại: cấu tạo gồm 2 phần bao gồm phần lõi kim loại làm bằng gang hoặc thép, bên ngoài được bọc lớp nhựa PU hoặc cao su. Loại bánh xe này có ưu điểm là độ lì cao nên chịu được lực tốt, bánh xe có cấu tạo lõi phần bánh làm bằng kim loại hai bạc đạn có khả năng chịu tải rất lớn vận chuyển được những loại hàng hóa rất nặng. 

Tuy nhiên, bánh xe làm bằng lõi kim loại có trọng lượng bánh xe rất nặng, gây khó khăn cho việc di chuyển và đẩy hàng hóa, ngoài ra do đặc thù có khối lượng riêng lớn nên chi phí vận chuyển bánh xe trong quá trình lắp đặt rất cao. Đồng thời vì là lõi kim loại nên bánh xe chỉ có thể sử dụng nhựa PU hoặc cao su để bọc bên ngoài, vì các chất liệu nhựa khác không dính và kết nối với kim loại.

Bánh xe đẩy tải nặng có cấu tạo lõi phần bánh làm bằng nhựa: là bánh xe có cấu tạo lõi nhựa được làm chủ yếu từ PA và Nylon, có khả năng chịu lực rất tốt, bên ngoài có thể được bọc bởi nhiều loại nhựa khác nhau. Ưu điểm của loại bánh xe này là trọng lượng nhẹ, dễ dàng hơn cho quá trình vận chuyển và vận chuyển với mức chi phí thấp hơn. 

Bánh xe đẩy tải nặng có cấu tạo lõi phần bánh làm bằng nhựa có tuổi thọ dài hơn bánh xe đẩy tải nặng có cấu tạo lõi phần bánh làm bằng kim loại vì độ mòn theo thời gian của lớp PU bọc bên ngoài. 

Ngày nay, các nhà sản xuất bánh xe còn ưu tiên bổ sung các hạt như thủy tinh vào thành phần làm lõi nhựa của phần bánh để tăng độ cứng nhằm tăng khả năng chịu tải của bánh xe. Đây cũng chính là xu hướng mà thị trường sản xuất bánh xe đẩy của Việt Nam đang hướng tới, nhằm tạo ra sản phẩm bánh xe đẩy chất lượng với mức giá tốt nhất. 

Xem thêm: Bánh xe đẩy tải nặng PU 150 càng Inox 304

II. Đặc điểm của bánh xe đẩy tải nặng

1. Cấu tạo của bánh xe đẩy tải nặng

  • Bánh xe đẩy tải nặng thường có cấu tạo bên ngoài là lớp vật liệu PU chịu lực, chịu nhiệt chống xé rách và chống mài mòn khá tốt.
  • Càng bánh xe đẩy tải nặng (chủ yếu là càng thép) với khả năng chịu tải từ 200kg tới 500kg/bánh.

Bánh xe đẩy tải nặng thường có có cấu tạo từ PU lõi nhôm/thép rèn/gang, có hai kiểu dáng phổ biến là cố định và xoay 360 độ với các dạng khóa bên hoặc khóa giữa.

Bánh xe đẩy chịu lực cao: ưu điểm nổi bật của các loại bánh xe thuộc loại này thường là: chịu được các hàng hóa có tải trọng lớn, chuyển chở các máy móc, thiết bị có kích thước lớn, có khả năng chống mòn, bánh không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất và độ bền cao.

Thông thường các loại bánh xe chịu tải trọng lớn thường được làm từ nhựa TPU, PU hay PA với lõi làm bằng thép hoặc bằng gang. Các bộ phận như mặt đế, khung càng của bánh xe đẩy hàng tải nặng thường được làm từ vật liệu thép hoặc gang với độ dày lớn tạo độ chắc chắn cho bánh xe từ đó có thể chịu được trọng lực lớn mà không gây ra bất cứ dị dạng hay hư hỏng gì cho bánh xe. Các loại bánh xe đẩy chịu được tải trọng lớn như: bánh xe PU lõi thép, bánh xe cao su lõi gang, bánh xe cao su lõi thép,...

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Cấu tạo và thông số kỹ thuật của bánh xe đẩy hàng tải nặng 125mm có khóa

Thông số kỹ thuật của bánh xe đẩy tải nặng:

Thông số 

Đặc điểm

Đường kính 

khoảng từ 100m đến 200m (4-8 inch)

Chiều cao tổng thể

từ 135mm đến 235 mm

Khoảng cách của lỗ bắt ốc trên mặt đế

114x100 mm

85x73 mm

Độ lệch tâm 

11 mm

Độ rộng bánh

50 mm

Ý nghĩa của các thông số kỹ thuật: 

Đường kính: đối với tất cả các loại bánh xe, bánh xe nào có đường kính càng lớn thì khả năng chịu tải của bánh xe đó càng tốt.

Chiều cao tổng thể: là khoảng cách tính từ mặt đế đến điểm của bánh xe tiếp xúc với mặt nền. 

Khoảng cách của lỗ bắn vít trên mặt đế: đây là khoảng cách tính từ tâm lỗ bắn vít này đến tâm lỗ bắn vít kia trên cùng một cạnh của hình chữ nhật tạo bởi 4 lỗ vít.

Độ lệch tâm: Bánh xe có độ lệch tâm càng lớn thì càng dễ chuyển hướng và bẻ lái. 

Độ dày: Bánh xe có độ dày lớn thì tải trọng được dàn đều, tuy nhiên điều này sẽ làm tăng ma sát với bề mặt tiếp xúc gây cản trở chuyển động. 

Trục bánh xe: Chia làm hai loại chạy bạc và chạy bi.

2. Ưu và nhược điểm của các dòng bánh xe đẩy tải nặng được ưa chuộng nhất hiện nay

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Bánh xe đẩy hàng tải nặng chất liệu TPR 150mm

Hiện nay có rất nhiều loại và kích thước bánh xe đẩy hàng khác nhau. Trong đó bánh xe đẩy hàng tải nặng thường được lựa chọn cho những công việc đặc thù vận chuyển hàng hóa nặng đến siêu nặng vì những ưu điểm nổi bật như:

  • Giới hạn chịu tải cao, từ 200 - 500kg/bánh xe, đối với các loại bánh siêu tải có thể chịu lực lên đến 2000 kg. 
  • Bánh xe đẩy hàng tải nặng được sản xuất từ hai loại chất liệu bền bỉ và chất lượng nhất là PU và TPR.
  • Với nhiều ưu điểm hữu ích, bánh xe đẩy hàng tải nặng được ưu tiên lựa chọn trong môi trường công nghiệp nặng.
  • Độ bền cao, riêng đối với dòng bánh xe đẩy hàng tải nặng do Vinadali sản xuất có tuổi thọ từ 3 - 5 năm sử dụng.

Ngoài ra, bánh xe đẩy hàng tải nặng vẫn còn những điểm hạn chế đáng lưu ý như khả năng chịu tải có giới hạn, dòng bánh xe này có khả năng chịu tải từ  200 - 500 kg/mỗi bánh, để vận chuyển hàng hóa có khối lượng cao hơn thì phải sử dụng các loại bánh siêu tải chịu được trọng lực từ 1500 - 2000 kg.

Xem thêm: Bánh xe đẩy hàng tải nặng có khóa chất liệu PP 150 mm

Xem thêm: Bánh xe cao su TPR xám tải nặng 150 mm

III. Ứng dụng của bánh xe đẩy tải nặng

1. Bánh xe đẩy hàng tải nặng dùng để vận chuyển hàng hóa

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Bánh xe đẩy hàng tải nặng dùng để vận chuyển hàng hóa

2. Bánh xe đẩy hàng tải nặng đặc thù dùng trong nhà máy

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Bánh xe tải nặng đặc thù dùng trong nhà máy

3. Dùng bánh xe đẩy tải nặng vận chuyển hàng đặc thù trong nhà kho 

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Bánh xe đẩy hàng tải nặng vận chuyển hàng đặc thù trong nhà kho

4. Xe đẩy hàng tải nặng chuyên dụng được sử dụng

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Bánh xe đẩy chuyên dụng được sử dụng phổ biến ở cảng hàng hóa

Vinadali là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các dòng bánh xe đẩy chất lượng. Sở hữu nhà máy sản xuất lớn tại Trung Quốc giúp chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của các khách hàng và doanh nghiệp hiện nay.  Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0889 619 418 để được tư vấn, hướng dẫn và gia công bánh xe đẩy theo nhu cầu thực tế của bạn.

Liên hệ qua Zalo: Vinadali VN (quét mã bên dưới)

CÔNG TY TNHH VINADALI VIỆT NAM

Copyright © 2023 - VINADALI . All rights reserved. Design by i-web.vn
Đang Online: Tuần: Tháng: Tổng: